Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp với những mẹ mới sinh, đặc biệt là những mẹ có quá nhiều sữa.
Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bị áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa và những cách chữa trị cũng như phòng ngừa tắc tia sữa các mẹ nhé!
Danh Mục Nội Dung
Nguyên nhân gây ra tắc tia sữa sau sinh
Theo khoa học, sữa được tạo ra ở nang sữa sau đó theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa ở phía sau quầng vú.
Khi có tác dụng kích thích thông qua quá trình bú của bé thì sữa sẽ chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, vì 1 lý do gì đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại khiến sữa không thể thoát ra ngoài được.
Dần dần sẽ tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.
Lúc này, sữa vẫn liên tục được tạo ra làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn khiến tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Bên cạnh đó còn có 1 số nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh phải kể đến như:
– Mẹ quá nhiều sữa, con bú không hết và không vắt bỏ sữa thừa đi
– Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông
– Sau khi cho bé bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch cũng là nguyên nhân có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa
Nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất đó là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, cảm thấy đau nhức ngực và con bú không tiết sữa, vắt cũng không ra.
Nếu sữa bị ứ nhiều bên trong mẹ sẽ bị đau nhức tăng lên, thậm trí bị sốt.
Việc khai thông ống dẫn sữa sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
Cách thông tia sữa theo khoa học
Thông tia sữa bằng cách day ép bằng tay
Mẹ dùng 2 bàn tay đè ép vào bầu ngực, vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đông kết. Tiến hành day khoảng 30-40 lần, thực hiện nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Mẹ day ép chứ không phải xoa nhé, bởi chỉ có day ép mới có tác dụng lên vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và làm tan được sữa đông kết.
Sử dụng máy hút sữa
Ở giai đoạn sớm mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút sữa để hút giúp thông tắc tia sữa.
Tuy nhiên, nếu đã ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì sử dụng dụng cụ hút sữa sẽ hầu như không có tác dụng.
Cách dân gian chữa tắc tia sữa
Bên cạnh 2 phương pháp mình chia sẻ phía trên, các mẹ cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian giúp chữa tắc tia sữa cho sản phụ, các mẹ hãy tham khảo nhé!
Uống nước lá đinh lăng
Mẹ lấy 1 nắm lá đinh lăng, rửa sạch rồi phơi khô hoặc xao khô trên chảo sau đó đun nước uống.
Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.
Hành tím chữa tắc tia sữa
Hành tím các mẹ tiến hành xắt lát khoảng 1-1,5 mm, sau đó đắp lên 2 bầu ngực (trừ núm vú) sau đó có thể dùng khăn, giấy mềm băng lại.
Ngày đắp 2-3 lần kết hợp với kỹ thuật xoa bóp ngực như mình chia sẻ phía trên, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.
Lá mít
Dùng lá mít hơ nóng, sau đó áp vào bầu ngực rồi kết hợp xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú ngay, làm liên tục vài ngày sữa sẽ thông hoàn toàn.
Đu đủ
Lấy 1 quả đu đủ non, rồi cắt thành các lát mỏng, sau đó đem nướng cho nóng rồi đắp vào 2 bên bầu ngực sẽ giúp mẹ giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.
Xôi nếp
Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi vào khăn vải mềm rồi chườm vào 2 bên bầu ngực, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
Phòng chống tắc tia sữa
Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh, chị em cần đặc biệt lưu ý:
– Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
– Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
– Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Nếu áp dụng những phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, tình trạng căng tức ngực ngày 1 tăng hoặc có dấu hiệu sốt thì mẹ cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN